Máy mài lưỡi cưa vòng – Cấu tạo và hướng dẫn sử dụng
Lưỡi cưa vòng là dạng lưỡi cưa dài, sắc nhọn, bao gồm rất nhiều răng cưa bằng hợp kim hoặc kim loại thuần chất. Lưỡi cưa vòng thường được lắp vào máy cưa vòng trong quá trình cắt vật liệu. Do có độ dài khá lớn cùng với răng cưa sắc nhọn nên lưỡi cưa vòng có thể cắt được đa dạng các loại vật liệu: thép hình, thép ống, gỗ,…
Tùy theo vật liệu được cắt mà khách hàng có thể lựa chọn lưỡi cưa với bước răng khác nhau nhằm mục đích tạo ra năng suất cao nhất khi sử dụng. Sau một thời gian sử dụng, các răng cưa sẽ bị mài mòn, bị mẻ dẫn tới giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Chúng ta có thể thay mới lưỡi cưa nhưng chi phí sẽ cao hoặc sử dụng máy mài lưỡi cưa vòng giúp mài lại các răng cưa.
1.Cấu tạo máy mài lưỡi cưa vòng
Bao gồm 3 bộ phận chính:
- Bộ phận mài: Động cơ mài và bánh mài.
- Bộ phận đẩy răng tự động.
- Bộ phận phụ trợ: Đèn chiếu, bơm và vòi phun chất làm mát, bộ giá kẹp (giữ lưỡi).
2.Hướng dẫn sử dụng máy mài lưỡi cưa vòng
Bởi đặc tính của lưỡi cưa vòng là dài và có nhiều răng nên các máy mài lưỡi cưa vòng đa số là loại tự động. Khi chọn máy mài, chúng ta chú ý đến khả năng điều chỉnh góc mài, khoảng cách răng, số răng, chiều rộng của lưỡi.
Bước 1: Lắp đặt lưỡi cưa lên bộ giá kẹp. Tránh cong, căng lưỡi cưa quá làm bộ phận đẩy răng hoạt động không trơn tru hoặc hư hỏng lưỡi cưa
Bước 2: Điều chỉnh thông số phù hợp với lưỡi cưa:
Góc mài theo góc răng của lưỡi (tránh trường hợp lệch góc làm hỏng lưỡi).
Tốc độ đẩy răng của bộ phận đẩy: Phù hợp với khoảng cách răng, nên chậm một chút để bánh mài làm việc.
Lên xuống của bánh mài: Phù hợp với chiều cao răng, nông quá thì không hết răng, sâu quá thì ăn vào thân lưỡi.
Bước 3: Kiểm tra các bộ phận phụ trợ. Nhất là bơm và vòi phun chất làm mát.
Bước 4: Chạy thử vài răng và điều chỉnh lại cho chuẩn.
Bước 5: Để máy chạy tự động.
Tham khảo một số máy mài lưỡi cưa vòng